Đây là một trải nghiệm của gia đình khách hàng thân thiết của Moonlight Ecohouse, gia đình anh Dũng Cá Xinh – Chị Thảo và 4 em bé đáng yêu Trân Châu Trà Sữa ạ.
Anh Dũng Cá Xinh và chị Thảo kinh doanh tự do nên thời gian khá linh hoạt, trước khi 2 bạn lớn là Bảo Trân (Lớp 3) và Bảo Châu (Lớp 2) lên tiểu học thì gia đình 6 người (2 vợ chồng + 4 đứa con) thường lên bản Lác ngày thường cho đỡ đông và ở đó đến cuối tuần thì về. Nay 2 con lớn đi học khiến lịch trình của anh chị phải thay đổi theo, thường lên bản Lác Mai Châu vào cuối tuần, đầu giờ chiều có mặt ở bản Lác và chiều tối chủ nhật thì quay về Hà Nội.
Mỗi lần lên bản Lác, anh chị thường dẫn thêm bạn bè hoặc họ hàng lên khám phá và để cho mâm cơm thêm nhiều người, thêm niềm vui, thêm tiếng cười ^^.
Và lần gần nhất của anh chị là T7 và CN ngày 25,26 tháng 02 năm 2023, nhà anh chị đi cùng 2 bạn trẻ sắp cưới trên 2 xe khám phá Mai Châu.
8h30 sáng T7: Xuất phát
2 nhà hẹn nhau ở cổng trung tâm triển lãm quốc gia, mặt đại lộ Thăng Long và xuất phát lúc 8h30 sáng.
Mọi người đi theo đường Láng Hoà Lạc và theo đường Hoà Lạc Hoà Bình để lên đường vào thành phố Hoà Bình.
Đến ngã rẽ báo 1 bên Sơn La 1 bên thành phố Hoà Bình thì đi đường Sơn La để theo quốc lộ 6 qua Cao Phong, Tân Lạc để hẹn nhau ở đèo đá trắng.
11h trưa T7: Nghỉ chân tại Đèo Đá Trắng
Mọi người dừng lại ở đèo đá trắng ăn trưa lúc 11h và chụp ảnh nghỉ ngơi, trên đây có đủ các loại thức ăn rất ngon mang đậm hương vị Tây Bắc:
- Thịt lợn nướng
- Trứng nướng và trứng luộc lòng đào
- Ngô luộc và nước ngô luộc
- Xúc xích rán, nướng
- Cơm lam
- Đặc biệt nhất là nước chấm chẩm chéo có 1 chút hạt dổi không thể không có khi thưởng thức cùng đồ nướng.
Đèo Đá Trắng là một con đèo nằm trên quốc lộ 6, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 20 km về phía tây bắc. Đây là một trong những con đèo đẹp và nổi tiếng nhất ở miền Bắc Việt Nam.
Đèo Đá Trắng có độ cao khoảng 1.200 mét so với mực nước biển, với khung cảnh hoang sơ, đồi núi cheo leo và những vách đá trắng chạy dài hàng cây số. Tuy nhiên, điều đặc biệt của Đèo Đá Trắng chính là các bậc thang đá được tạo thành từ hình ảnh những tảng đá lớn, tạo nên một khung cảnh rất độc đáo.
Khi đi qua Đèo Đá Trắng, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành của đồng cỏ, rừng xanh và các con suối nhỏ, tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng. Ngoài ra, đây còn là nơi có khí hậu mát mẻ, giúp du khách có thể trốn chạy khỏi cái nóng oi ả của mùa hè.
Tuy nhiên, đường đi qua Đèo Đá Trắng khá gập ghềnh và nguy hiểm, đòi hỏi tài lái xe phải cẩn thận và kinh nghiệm để vượt qua. Vì vậy, du khách nên cẩn trọng khi đi qua đây.
Nếu bạn đam mê khám phá, yêu thích thiên nhiên và muốn trải nghiệm những điều mới lạ thì hãy ghé thăm Đèo Đá Trắng của Hòa Bình. Đây sẽ là một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ cho bạn.
13h chiều T7: Đặt chân đến Bản Lác
Vừa đến bản Lác, mọi người đã được ông chủ Hà Công Thiết đón tiếp từ đầu bản và dẫn vào gửi xe ở nhà ông Ba mổ thịt bò (họ hàng nhà Thiết). Ở Bản Lác này thì gần như mọi người đều có họ hàng với nhau cả và phải đến 90% là người dân tộc Thái. Điều thú vị là tiếng Thái của người dân tộc Thái và tiếng Thái Lan giống nhau đến 70%, có nghĩa là người Thái Lan sang đây nói chuyện với người dân tộc Thái Việt Nam gần như là hiểu được hết.
Sau khi gửi xe và nhận phòng, mọi người sang quán cà phê sách vách Moonlight Ecohouse. Đây là quán cafe với tên Đá và Cây, được người Hà Nội lên mua và có để 2 vợ chồng người Thái ở đó quản lý. Quán cafe mới mở đầu năm 2023 này trở thành điểm nhấn ngay đầu đường vào bản Lác 1 với cổng theo phong cách người H’mong, những cây đào cây mận, cây hồng và những cây bụi nhỏ được xen kỹ cực kỳ tinh tế. Từng góc của quán cafe đều có thể giúp cho chị em có những bức ảnh để đời.
15h chiều T7: Đi xe điện 9 bản
Moonligt Ecohouse có xe điện thuộc loại to nhất bản, có thể chở được tậ 20 người, cực kỳ khỏe và cơ động. Ông chủ Hà Công Thiết lái xe cực điệu nghệ, sẽ lần lượt đưa mọi người đi thăm quan các bản ở bản Lác, bao gồm: Bản Lác 1, Bản Lác 2, Nà Phòn, Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót, bản Nà Thia, …Ở mỗi bản đều có những đặc trưng và khung cảnh tuyệt vời: Cánh đồng lúa chín, nhà sàn của người dân tộc Thái, cửa hàng bán đồ lưu niệm, đồ dệt thổ cẩm, nỏ gỗ, đặc sản Tây Bắc: Hạt dổi, ớt cay, quả sìm, me rừng,… Mặc dù hiếm nhưng thi thoảng mọi người bán cả cầy và sóc (dĩ nhiên là chúng ta không khuyến khích việc mua bán động vật hoang dã rồi).
Hạt dổi là một loại hạt được sản xuất từ cây dổi (tên khoa học: Benincasa hispida), một loại cây thân leo thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Cây dổi được trồng nhiều ở châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc, và được sử dụng trong nhiều món ăn và dược phẩm.
Hạt dổi được trồng và thu hoạch từ quả dổi khi quả đã chín. Quả dổi có hình tròn, bề mặt màu trắng, mềm và có vị ngọt. Khi chín, các hạt dổi trong quả sẽ được tách ra và được sấy khô hoặc nướng để bảo quản.
Hạt dổi có màu trắng hoặc nâu sáng, hình dạng hơi tròn hoặc dẹt, có kích thước khoảng từ 1 đến 1,5 cm. Chúng có vị ngọt, có thể dùng để nấu canh, xào, nấu chè, trộn salad hoặc ăn trực tiếp.
Ngoài việc sử dụng trong ẩm thực, hạt dổi còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh. Theo y học cổ truyền, hạt dổi có tính hàn, ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết và hạ mỡ máu. Chúng được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, đau lưng và đau khớp.
Tóm lại, hạt dổi là một loại hạt được sản xuất từ cây dổi, có nhiều ứng dụng trong ẩm thực và y học cổ truyền. Hạt dổi không chỉ là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh.
17h chiều T7: Đi những chỗ chụp ảnh
Có những chỗ nhất định nên qua là khu vườn hoa Tam giác mạch. Chỉ với 10k 1 người là cả nhà có thể thỏa sức có những bức ảnh tuyệt đẹp, không khác gì lạc vào rừng hoa Tam Giác Mạch trên Hà Giang. Suối nước trong vắt ở bản Văn cũng là một điểm không thể bỏ qua. Bạn cũng có thể đi qua các Bungalow như Sol hay ra gần Mai Châu Ecolodge để có những bức ảnh đậm chất Mai Châu, ai nhìn cũng sẽ nhận ra ngay.
Hoa tam giác mạch, còn được gọi là hoa hướng dương (tên khoa học: Helianthus annuus), là một loài thực vật hoa hướng dương có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của Nam Mỹ, nhưng đã được trồng rộng rãi trên khắp thế giới. Hoa tam giác mạch được trồng chủ yếu để thu hoạch hạt, được sử dụng làm thức ăn cho con người và động vật.
Hoa tam giác mạch có kích thước lớn, đường kính thường từ 10 đến 30 cm. Nó có một đĩa hoa giữa làm bằng hàng tá hoa màu vàng hoặc cam, và có các lá bao quanh. Hoa tam giác mạch thường được trồng trong những vườn hoa lớn hoặc trên những cánh đồng lớn.
Hạt của hoa tam giác mạch có nhiều giá trị dinh dưỡng, chúng là nguồn cung cấp chính của dầu thực vật và protein thực vật. Hạt tam giác mạch còn được sử dụng để sản xuất một số loại bánh kẹo và thức uống, như nước ép và bia.
Ngoài ra, hoa tam giác mạch còn được sử dụng trong lĩnh vực y học cổ truyền, vì chúng được cho là có tác dụng chống viêm, giảm đau và giảm cholesterol trong máu. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng hoa tam giác mạch có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
Tóm lại, hoa tam giác mạch là một loài hoa hướng dương lớn, được trồng chủ yếu để thu hoạch hạt. Hạt của hoa tam giác mạch có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và công nghiệp. Ngoài ra, hoa tam giác mạch còn có tác dụng trong y học cổ truyền và có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
19h tối T7: Về Moonlight Ecohouse ăn cơm
Sau khi về tắm rửa thì cả nhà sẽ đói meo. Lúc này cơm canh đã sẵn sàng tại Moonlight Ecohouse, những món mà ăn lần nào cũng thấy ngon là: Thịt lợn nướng, cơm lam, cá nướng, thịt trâu lá nồm, măng đắng, châu chấu rang, ve rang, bọ xít rang, rau cải mèo luộc chấm xì dầu trứng, … Ăn những món đậm đà Tây Bắc và làm 1 tý rượu cần xong nhìn đoàn văn nghệ hát nhảy những điệu ca câu hát của người Tây Bắc, thực sự là cảm giác mê đắm.
21h30 tối T7: Đi dạo quanh bản và xem đốt lửa trại
Sẽ có nhiều chỗ đóng cửa ngủ sớm, nhưng cũng có nhiều nơi mở rất muộn. Cả nhà ra cầu Việt – Nhật sẽ dễ dàng bắt gặp những công ty, đoàn thể, lớp học đang tổ chức đốt lửa trại, hát hò, nhảy múa vô cùng hào hứng. Đôi khi khách có thể mua thêm ít ngô khoai, cá bò, mực nướng tại cửa Moonlight Ecohouse và đó cũng là 1 trải nghiệm thú vị.
22h30 tối T7: Đi ngủ sớm mai đi chợ Phiên
Lúc này mọi người đã say men và no nê, nên dừng nhậu sớm rồi đi ngủ để mai còn chơi tiếp ^^. Moonlight Ecohouse có cả căn riêng lẫn nhà sàn để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Như nhà anh chị Dũng Thảo thì thường thuê nhà sàn ngủ chung cho vui.
7h sáng Chủ nhật: Đi chợ Phiên ở thị trấn
Mỗi tuần chỉ đông nhất vào chủ nhật, chợ Phiên Chiềng Châu là một trong những phiên chợ nhộn nhịp và đa dạng nhất khu vực Mai Châu. Ở đât có thương vàng hạ cám, thịt trâu, thịt bò, gà vịt, chuột, cá,… đều cực kỳ tươi ngon. Rau ở đây thì rẻ và tươi vô cùng, chỉ 5k – 10k 1 mớ đầy ự. Những loại rau cả nhà nên thử là: Rau dớn (Dương xỉ), rau cải ngọt, rau cải mèo, lá lồm, …Anh chị Dũng Thảo thường mua sách bò, thịt bò tươi, lòng lợn và các loại rau để trưa về làm nồi lẩu.
9h sáng Chủ Nhật: Cà phê ăn kem khắp nơi
Anh chị Dũng Thảo và các con lúc này sẽ đi khắp nơi, có thể là lại cafe cạnh nhà để tìm những góc chụp ảnh đẹp khác.
11h30 trưa Chủ Nhật: Ăn cơm trưa
Đồ ban sáng mua sẽ được các chị ở bếp làm và giờ này sẽ có một nồi lẩu thập cẩm tuyệt ngon đang chờ gia đình.
13h30: Đi dạo quanh bản bằng xe đạp hoặc xe máy hoặc xe điện
Lúc này tùy nghi di tản
15h: Lên xe về Hà Nội
Nếu sợ tắc đường và tối thì có thể về sớm hơn, nhưng thường không có tắc đường mà chỉ đông và đường 6 về Hà Nội thì như mọi khi vẫn khá tối.
Hành trình 2 ngày 1 đêm nhẹ nhàng, đơn giản nhưng lại cực kỳ nhiều điều để khám phá ^^!
Leave a reply